Trồng sen trong chậu: Không khó như ta tưởng

Trồng sen trong chậu vô cùng dễ dàng và phù hợp với các gia đình.

Anh Tạ Hồng Điệp đang sinh sống tại ngoại thành Hà Nội. Trước đây, nhìn những hồ sen, hồ súng, tuy thích nhưng anh chỉ có thể ngắm nhìn mà không nghĩ rằng mình có thể tự trồng thành công tại nhà. Cho đến khi cách đây một vài năm, vô tình anh được một người bạn cho một nhánh sen hồng Cung Đình. Quyết tâm dâng cao, anh hì hụi chăm bẵm và tự đúc rút ra những kinh nghiệm của riêng mình. Trời không phụ lòng người, anh đã có được những lứa hoa tật đẹp, tỏa hương thêm ngát.

Theo anh Điệp, để trồng sen thì bạn phải có giống sen, tốt nhất xin giống bằng chồi sen. Chồi sen với một đoạn thân ngầm và có một vài chiếc lá sẽ dễ trồng lên thành công hơn. Nếu nhân giống bằng hạt sẽ cầu kỳ và mất nhiều thời gian hơn.

 

Chồi sen để nhân giống có một đoạn thân ngầm 

Chậu trồng sen là loại sâu lòng và có miệng rộng để đủ dinh dưỡng, lượng nước và ánh sáng cho sen phát triển. Khác với các loại cây khác trồng đất, sen cần bùn để phát triển. Bùn trồng sen nên lấy bùn mặt ruộng lúa có độ dẻo vừa phải và không bị lẫn tạp chất như rác và các chất hữu cơ đang phân hủy. Tuy sống trong bùn nhưng sen rất sợ các tạp chất bẩn, lạ.

 

Cho một lượng bùn vừa phải, sao cho đủ để củ và thân ngầm bám rễ chặt và có điều kiện phát triển, hấp thụ dinh dưỡng. Khi cho bùn vào chậu nên trộn bón lót một ít phân vi sinh dạng bột có hàm lượng NPK vừa phải (nếu N nhiều thì sen tốt lá và ít hoa).

Tiếp đó, cho nước, bóp nhuyễn bùn và san phẳng mặt bùn và phơi nắng 1-3 ngày cho nước trong (có thể thả một ít rong đuôi chó vào để làm sạch nước). Trong suốt quá trình trồng và chăm sóc sen, nước trong chậu phải luôn duy trì đủ, ít nhất phải cao hơn mặt bùn khoảng 5cm trở lên. 

 

Khi nước trong và rong phát triển bình thường thì mới bắt đầu cấy giống sen vào chậu. Củ và thân ngầm dúi nhẹ ngập trong bùn và lá để nổi trên mặt nước. Hàng ngày, bạn cần theo dõi sự phát triển của sen. Nếu thấy sâu bệnh như sâu ăn lá và rệp...thì phải kịp thời bắt hoặc phun thuốc ngay. Nếu có giọt nước đọng trên mặt lá thì phải giũ sạch vì để đọng lại bên trên sẽ làm thối lá. Nếu lá bị thối, già...thì ngắt bỏ để thoáng mặt chậu.

 

 

Sen ưa nắng, vì vậy điều kiện tiên quyết là phải đặt chậu sen nơi nhiều nắng nhất. Thời vụ trồng sen ở miền bắc là cuối xuân, khi sau ngủ đông sen bắt đầu nhú mầm. Trong quá trình chăm sóc phải theo dõi lá. Nếu vàng, yếu...thì phải bổ sung phân bón (dúi phân xuống bùn cạnh gốc sen). Nếu lá quá tốt sẽ chậm ra hoa thì nên bổ sung Kali bằng tro bếp.

 

 

Mùa sen hồng Cung Đình năm ngoái của gia đình anh Điệp

 

Bông sen đầu tiên của năm 2016 trong vườn nhà anh Điệp đã bắt đầu nhú

 

Ngoài sen, anh Điệp còn trồng cả súng


Xem Tuổi Vợ Chồng tương khắc - tương hợp


Xem Tử vi 12 con giáp năm Canh Tý 2020

Lịch Ngày Tốt năm Canh Tý 2021

Lịch Vạn niên

Xem Tuổi Vợ Chồng tương khắc - tương hợp


Xem Tử vi 12 con giáp năm Canh Tý 2020

Lịch Ngày Tốt năm Canh Tý 2020